We had long planned to visit Vietnam but were unsure where to leave Ruby, so we hesitated until this year when we finally decided to go. However, even then, we were uncertain about where to leave her. Then, one day, our kind neighbours offered to take care of Ruby for us. They insisted that we not let this matter hinder us from visiting our family, for which we are truly grateful.

While we enjoyed our time in Vietnam, our neighbours faced challenges as Ruby persistently tried to return home. On the first night, she refused to sleep and kept howling. In the following days, she continually attempted to escape.

The climax occurred during playtime in the garden when Ruby used her strength to bite through the iron fence to reach our backyard. That night, she refused to return, instead opting to sleep by our back door in the freezing weather. She only returned to our neighbour’s house the next morning after realizing the house was empty.

From that moment on, she learned to accept, bond with, and love our neighbours.

When we came to pick her up, she was naturally overjoyed.

One surprising thing was that after being picked up, her eyes were filled with sadness as if she didn’t understand what had happened to our neighbours. Where were they? Then she pressed the dog bell to go outside. We followed and saw her sneakily crawl to the gate she had bitten through, to the other side. Our neighbours left her to come in and play. It turns out she missed our neighbours, who had cared for her immensely while her family was away.

Since then, the hole between the two gardens has been affectionately called the Happy Gate, where Ruby can freely visit our neighbours, be pampered, and receive treats. Ruby seems to have gained another beloved family member and a second family.

Every time I look at Ruby, I see a great love within her.

(Sài Gòn, 26.9.2016)

Ngày hôm qua, như mọi người, nhà mình cũng kẹt trong mưa. Ba Bắp Cải đang lái xe, tinh ý thấy mấy chiếc taxi bị ướt đẩy vào hai bên đường, chục chiếc xe máy chết máy, nên quyết định đi đường khác, cũng bò qua một đoạn lầy lội gần nhà anh Đàm, đậu xe, vào quán lẩu.

Mình không hứng thú gọi món ăn, nên không thấy món nào trong cái thực đơn đó hấp dẫn, gọi đại cái lẩu cá kèo, rồi hai đứa quay ra đường nhìn ngắm đoàn người vẫn tiếp tục vượt nước về nhà. Mình hỏi anh bâng quơ, nước ngập như vầy thì mấy con chuột đi đâu anh? Tự dưng nghĩ tới “nhà” của nó đầy nước.

Rồi cái lẩu nóng hổi được đặt lên bàn, ngồi chơi xíu nữa chờ lẩu chín. Chết cha, trời ơi, ăn món này là người ta đem ra cá kèo sống nè, hèn chi trên bàn kế bên thấy bọn cá quẫy quẫy. Không thể ăn được rồi, ăn sao được cái sự sống trước mắt. Gọi mà không để ý. Anh khèo con bé tiếp tân bảo trả lại dĩa cá, cho lại vào chỗ cũ. Nó nhìn tụi mình ngại ngại, chẳng hiểu nổi.

Cũng ăn xíu thức ăn còn lại rồi về. Dọc đường thấy cảnh xe máy xe hơi chết máy lung tung. Tội nghiệp.

Sáng nay đưa con vào lớp xong rồi anh bảo cho mình coi cái hình này nè, hay lắm. Ai chụp hổng biết. Chuyện ngập nước hôm qua, đâu chỉ con người vất vả.

No photo description available.

Không đề

Thứ 3, viết vài dòng linh tinh lang tang chơi, nhân tiện tâm trí có chút thong dong.

Hôm nay trời đã bớt lạnh, tuyết vẫn còn, nhưng cảnh quang tươm tất, sạch sẽ. Tuyết thì lúc nào cũng đẹp, chỉ mong trời đừng quá lạnh để còn ra ngoài chơi. Dù có lạnh hay không thì ngày nào cũng phải dắt con Ruby ra ngoài đi dạo.

Từ dạo má nhắc mình siêng tập thể dục thì gần đây hầu như ngày nào cũng đi bơi. Mỗi lần đi bơi xong thì rất sảng khoái, tay chân không còn đờ đẫn vì thiếu vận động trong mùa đông dài. Ở nhà có máy chạy bộ mà không siêng dùng bằng đi bơi.

Thứ 7 rồi mình về chùa tham dự ngày chánh niệm dành cho người nói tiếng anh, được nghe Thầy giảng. Mình ngồi nhìn những người tham gia thôi cũng thấy vui vì thấy họ tập trung hết sức, có chị kia còn lấy cuốn sổ ra ghi chép như đi học. Họ có thể không gọi họ là người theo đạo Phật, nhưng mình thường thấy họ tập trung trong việc họ làm (mindful), ít ra là họ tham dự lớp thiền rất nghiêm túc. Có ông già Tây kia kể tụi mình là hôm ấy ổng có hẹn với BS, mà ổng hối BS khám lẹ lẹ để ổng đến lớp thiền, vì mỗi khi tới đây thì ổng thấy hạnh phúc.

Thầy Pháp Hòa cũng đi giảng khắp nơi suốt, mà khi nào biết Thầy về thì tụi mình cũng tranh thủ về chùa. Nhà mình cũng hay ở lại chùa ăn cơm. Mình hay rủ tụi nhỏ đi chùa bằng cách bảo được ăn cơm ở chùa, thì tụi nó rất hăm hở. BC và Mây rất thích ăn cơm chay, đặc biệt là Mây. Thỉnh thoảng Mây chọn ăn cơm chay, thay vì ăn mặn vì mỗi ngày mình thường nấu cả đồ chay và mặn.

Tất cả sinh hoạt của nhà mình không thể thiếu con Ruby. Nhiều lúc nghĩ lại thấy nó thật thông minh. Nó như một em bé trong hình hài con vật 4 chân: nó biết ai gọi tên nó một cách trực tiếp hay gián tiếp (ví dụ mình hay hỏi bâng quơ, không biết Ruby đâu rồi ta, là nó chạy tới trình diện liền à). Nó cũng biết thương mến, vui buồn, giận hờn, ghen tị, và đặc biệt là biết tiếng anh lẫn tiếng Việt. Dễ thương lắm. Ai nuôi chó sẽ hiểu.

Chúc mọi người thân tâm thường lạc, để có thể tận hưởng mỗi ngày 24 giờ quý giá.

P.S mỗi lần nghe cả nhà chuẩn bị đi bơi là con Ruby buồn rười rượi, tội lắm.

(Up thêm cái hình lụm cho có màu xanh)

Edmonton, 28.2.2023

Ở nhà hoàn toàn gần cả tháng nay rồi mà bọn trẻ không than phiền chút nào, có lẽ cũng đã quen với nếp sinh hoạt của cả nhà. Mà ở nhà vẫn chơi được đủ trò, vẫn được đá banh và nhảy nhót. Lâu lâu thằng nhỏ đang ngồi chơi thì gọi mẹ lại, mẹ ơi lại đây ngồi với con để con thưởng thức mẹ chút, family time mà, nghe thiệt dễ thương.

Hôm qua có bạn hỏi mình có nhớ VN không, hỏi mình có buồn không? Nhớ VN chứ! Nhớ ông bà người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Nhớ con đường phố xá thân quen. Nhớ món ăn VN chút chút, nhưng nỗi nhớ này có thể xoay sở một cách nhẹ nhàng, không hề chi.

Vậy có buồn không? Có nên buồn không khi hiện tại mình đang có đủ điều kiện để hạnh phúc: có nơi ấm êm để ngủ, có bữa ăn đủ, có cơ thể khỏe mạnh cùng gia đình nhỏ ở bên. Đúng là Sài Gòn rất nhộn nhịp đông vui, nhưng trước giờ nhà mình không có nhu cầu ra đường và tụ tập nhiều nên dường như mọi sinh hoạt của gia đình mình vẫn như cũ (chỉ vắng mỗi cuối tuần về thăm ba má, ông bà thân thương).

Vậy mình có đang có nỗi sợ không? Mỗi ngày nhìn con số bệnh và người chết nhảy lên liên tục thì ai mà chẳng sợ, nhưng sợ hãi cũng không thể làm được gì ngoài việc chỉ có thể ở nhà, nên thôi không sợ nữa! Mình cũng hạn chế tiếp xúc với những thông tin làm mình thêm bất an, như những con số thống kê lạnh lùng, mà mỗi cú nhích là một mạng người. Ở im trong nhà thôi, enjoy mình, enjoy chồng, enjoy con, làm những cách mà tụi nhỏ mới nghe lóm đã biết cách thực tập!

Nếu ai có khả năng tưới tẩm hạt giống hạnh phúc và niềm vui của mình và người thân, thì người đó đã đem tặng món quà “không sợ hãi” quý giá!

Be happy and joyful always, my dear! Happy Easter!

P.S Tranh BC vẽ trên trường, mẹ thấy dễ thương nên chụp lại.

(Saskatoon, 12.4.2020)

Trưa nay về chùa. Giữa trưa nắng gắt mà chánh điện và sân chùa đều mát rượi. Bắt gặp phòng khám từ thiện mở cửa, nghe đâu là hoạt động thứ 2-4-6 hàng tuần từ mấy chục năm nay rồi, có bác sĩ đông y lẫn tây y tới khám. Bà con ngồi chờ rất ngay ngắn và thoải mái trong không khí thanh tịnh và giữa mùi thơm ngào ngạt của thảo mộc, của các vị thuốc. Thơm ơi là thơm. Mình cũng tranh thủ hít hà.

Về chùa, mình rất thích ngắm phong thái uy nghi của sư Vinh, thích được xếp hàng chờ tới lượt được sư thầy chú nguyện. (“Chú nguyện” là thứ mình không thể diễn tả rõ, nhưng thật sự rất lôi cuốn với những câu chuyện có thật đầy huyễn hoặc). Mình cũng rất vui vì không bị thầy bị gõ mõ “cốc cốc” trên đầu. Dù vậy, mình vẫn lén nhìn trộm những người bị gõ cốc cốc.

Về chùa là thấy sự tu học ở đây vẫn đang tiếp diễn mỗi ngày, có tụng niệm, giảng pháp, kinh hành và nhiều hoạt động khác. Giả sử bất chợt trở về chùa trong một ngày rối bời, ta sẽ nhận ra, làm gì thì làm, chỉ cần “làm lành tránh dữ và giữ tâm ý trong sạch” là được, và khi đó sẽ được chư thiên phù hộ. Vậy là bớt lo nghĩ, bớt vấn vương.

Nếu về chùa trước Ngọ thì sẽ được ăn cơm chay. Với mình, dĩa cơm chay ở chùa lúc nào cũng ngon, dù chẳng có thứ gì đặc biệt. Mình bị ghiền không khí ở đây mất rồi.

(13.4.2016)

Together we are one

Lại một cuộc di cư qua bên kia ngọn núi.

Có gì hấp dẫn bên kia những ngọn núi mà mê hoặc mình, mê hoặc anh chị mình?

Sắp chia tay gia đình anh chị rồi, nghĩ tới là thấy xao xuyến lắm. Ngày đầu tụi mình chuẩn bị qua Canada, anh chị mua giúp rất nhiều đồ cần thiết, rồi đưa đón, rồi chở về nhà anh chị chơi ngay ngày Halloween, tụi nhỏ đã cùng nhau đi xin kẹo, một cảm xúc thật lạ trên miền đất mới. Tất cả như mới đây thôi, mọi thứ cứ trôi qua nhẹ nhàng mà thân thương.

Ngày tụi mình gói gém đồ đạc moving, anh chị khuyến khích tụi em đi trước đi, anh chị theo sau. Giờ thì tình cảnh ngược lại, anh chị đã kịp dứt mảnh đất này trước khi nó ngấm vào máu thịt. Ngày đó, cả nhà tụi mình cùng đồ đạc gói gọn trong một chiếc xe 5 chỗ, băng qua hết ngọn núi này đến ngọn núi khác, đi qua hết ngày rồi lại đêm, chưa biết phía trước là gì mà vẫn cứ đi, mà vẫn cảm thấy rất hạnh phúc. Như thở những hơi thở mới, trong vắt, bình an.

Mình biết chắc rằng anh chị sẽ có nhiều hạnh phúc ở chuyến đi sắp tới. Tụi mình cũng tin là anh chị sẽ sớm ổn định ở miền đất mới. Stay safe and sound nhé anh chị yêu quý!

Hẹn sớm gặp lại cả nhà mến thương.

(26.4.2020)

Cỏ. Mỗi khi mình nhổ một cọng cỏ nào, là bé Mây liền kêu lên, emergency, emergency, đội rescue đây, rồi cấp tốc đưa nó vào mấy cái ly đã chuẩn bị sẵn đất. Em đang cứu hộ cây cỏ với nhiều niềm vui trong trẻo và hạnh phúc. Lâu lâu em lại hỏi, mẹ ơi cái cây có biết đau không.

Sâu. Mình trồng được luống cải nhỏ, mới lên được chừng gang tay, chen chúc nhìn rất dễ thương. Mấy bữa trước ra thăm vườn thì thấy có mảng lá bị lỗ chỗ lấm tấm như bị sâu hay con gì ăn. Haha, tau chưa kịp ăn được gì mà có đứa đã ăn trước rồi. Mình sợ sâu nhưng sẽ không giết bỏ, hoặc sẽ bắt bỏ ra ngoài hẻm, nơi cũng có lá có cỏ có hoa, để chẳng bao lâu nữa mấy ảnh sẽ biến thành những chú bướm xinh đẹp – a butterfly-to-be! Thôi thì kiên nhẫn chút cho chúng nó có cơ hội chứng kiến mùa xuân mùa hè xinh đẹp như tụi mình vậy.

Hoa. Dường như ai cũng quý hoa, nhưng cách cái bờ rào là số phận khác nhau. Mình quý lắm mấy cái cây hoa mọc lại từ năm cũ, ngày nào cũng ra vườn ngó ngó tụi nó lớn cỡ nào, ra nụ ra bông chưa, rồi bón phân tưới nước. Vườn hàng xóm cũng có, mà nhiều lắm nha, vì hàng xóm có khoảnh riêng trồng hoa rất tươi tốt. Hôm nay bất ngờ thấy hàng xóm xẻn đám cây hoa này lên bỏ mất, để trồng cây hoa mới, mình nhìn tiếc ngẩn ngơ.

Thôi thì phận sâu, phận cỏ, hay phận hoa thì cũng chỉ được một mùa xuân ngắn ngủi! Phận người may hơn chút, được vài chục cái mùa xuân, nên làm được gì thì làm đi nha, enjoy đi nha.

Mình từng viết những dòng sau về “kiếp trước, kiếp sau”, hơi trừu tượng nhưng ai từng đọc sách Sư Ông sẽ hiểu:

Sâu và bướm. Dễ dàng thấy kiếp sau của con sâu là một con bướm. Mình thấy điều này rất tự nhiên vì mình đứng ở “bên ngoài” nhìn vào. Bản thân sâu và bướm không biết tới hóa thân của nó. Có khi bướm bay lảng vảng trên cây bông sứ và nói với con sâu đeo lủng lẳng bên dưới với giọng khinh bỉ “tao đẹp mày xấu”.

Mây và nước. Có thể nói mây là kiếp trước của nước và ngược lại đều được. Mây trắng hay mây đen, nước mặn hay nước ngọt đều có bản chất là nước và đều là hóa thân của nước.

Ngày hôm trước và hôm sau. Nếu quy một đời người về một ngày, giấc ngủ là cái chết thì ngày hôm nay chính là kiếp sau của mình ngày hôm trước, một sự tiếp nối dễ hiểu. Nhưng bản thân mình như sâu và bướm, ta mơ hồ không chắc kiếp trước kiếp sau của con người là gì nên mọi thứ thành ra huyền bí.

Bức tranh của người họa sĩ cũng là một hóa kiếp của anh ta. Một lời nói, một suy nghĩ, một hành động đều là hóa thân của mỗi người. Cho nên mỗi một giây phút trôi qua thì đã có một kiếp sau hình thành.

Kiếp sau của mẹ là con. Mẹ không cần chết đi mới “đầu thai” kiếp khác. Con hiện diện đã là kiếp sau của cha, của mẹ.

Nghĩ vậy thì sẽ không thấy con sâu nào xấu xí!

(10.10.2020)

Tưởng đã quen dần nhiều thứ hơn sau gần 2 năm “sang sông”, cho đến khi có một mảnh vườn, là thấy mình còn lơ ngơ nhiều lắm.

Câu chuyện bắt đầu từ cây cỏ. Mình không biết tên loài hoa nào ở đây trừ tulip, cỏ dại càng khó đoán. Thỉnh thoảng lên hội nông dân hỏi người này người kia, thấy mình đích thị là kẻ lơ ngơ ở đâu mới tới. Cái vườn dù có được chăm sóc hoàn hảo thì cũng chỉ được mấy tháng thôi, rồi sẽ ngậm ngùi từ giã màu xanh cây cỏ chưa kịp úa và bị vùi dập dưới lớp tuyết dày. Nghĩ vậy mà trân trọng từng cái chồi non nhô lên từ đầu xuân, chắc hẳn phải vươn mình khó nhọc lắm, mà lại rất mạnh mẽ. Cái sự mạnh mẽ đó hơn hẳn ở những cây hoa người ta trồng sẵn bán về chưng chơi, tô điểm cho hiên nhà ngày xuân thêm rực rỡ.

Mùa xuân thứ 2 mới thưởng thức trọn vẹn nơi mình ở, chứng kiến từng cái cây, cọng cỏ trở mình thức giấc sau kỳ ngủ đông dài. Những đám cây khô xơ xác bỗng chốc xanh lá tươi tốt như tranh thủ được sống. Con người cũng như mới thức dậy sau thời kỳ ngủ đông. Nếu bạn đi dạo dù một mình hay cùng con nít, vẫn dễ dàng nghe tiếng chào hỏi xã giao rất tự nhiên, chỉ lúc ấy mới cho mình cảm giác như ở đây từ lâu lắm rồi.

Mùa xuân thứ 2 đọng lại trong lòng mình màu hoa táo trắng tinh khôi, màu tím ngắt hay hồng rực của hoa mận hay lê hay đào mình chẳng rõ nữa, và mùi thơm ngọt ngào của cây cỏ. Dù là loài hoa có cái tên kiêu kỳ hay cỏ dại thì cũng đua nhau nở, như cố tình rực rỡ nốt thời gian còn lại ít ỏi của một mùa hoa.

(June 6, 2020)

Trời ấm lên, tuyết dần tan, những mảng cỏ ngủ đông dần hiện lên, lớp lá khô của cây thông già trước ngõ cũng dần hiện lên. Tuyết tan chảy thành những dòng suối nhỏ an nhiên bên đường. Mình cảm thấy dễ chịu khi quan sát sự thay đổi ấy, cũng không hề thấy chút phiền lòng vì sự nhớp nháp tuyết tan. Đó là sự thay đổi tự nhiên của đất trời, như ngày và đêm, như xuân-hạ-thu-đông rồi lại xuân.

Anh hàng xóm ghẹo, nay ấm như Việt Nam rồi ha! Thấy mình vẫn mặc kỹ cái áo khoác bất biến đi đón ba tụi nhỏ, ảnh lại ghẹo, oh Nguyen, trời nóng như vầy rồi mà còn mặc áo khoác nữa! Chẳng lẽ nói với ảnh, ở xứ tui chừng 20 độ là báo chí đăng hà rầm rồi, bà con co ro rồi, còn đây mới 5-7 độ à, tui thấy mới mát mát thôi chứ chưa thể gọi là ấm hay nóng được. Cũng là anh hôm bữa sorry tụi mình vì thời tiết lạnh. Chỉ là những lời nói xã giao giản dị mà người nghe thấy ấm áp.

Mảnh đất này dễ thương. Người Canada nhẹ nhàng dễ thương, ít nói lời phiền lòng nhau. Học về người First Nations (người bản xứ) càng thấy thương họ vô cùng, những người đã chịu thiệt thòi và đau khổ rất nhiều trong một thời gian dài qua nhiều thế hệ. Mình đã tự trả lời được những câu hỏi khi mới tới đây, khi nghe bạn bè mình nói những điều không hay về họ, dùng những từ không hay về họ. Chẳng qua vì những người ấy chưa hiểu nên chưa thương. Vì để thương được thì phải hiểu trước đã, như lời Phật dạy.

Sáng thứ bảy bình yên bên chồng con và nghe Pháp. Bắp Cải và Mây chưa hiểu lắm nhưng rất tôn trọng thời gian thảnh thơi này của ba mẹ. Nghe Pháp chỉ để nghe đi nghe lại những điều tâm nguyện đơn giản: làm lành, tránh dữ, giữ tâm ý trong sạch. Đạo Phật chỉ đơn giản như vậy.

Và cần thêm một chữ duyên. Chữ “duyên” trong tiếng anh là “condition”. Khi đủ nhân duyên, tức đủ nhân và điều kiện thì mọi việc tự khắc sẽ đến, như dòng chảy tự nhiên của đất trời, hết đông rồi lại xuân.

Chiều nay mình sẽ ra sân trước, dang rộng vòng tay ôm cây thông già yêu quý. Chẳng cần ai nói đâu mà nó đã tự biết rằng mùa xuân đang đến. Rồi cội thông già cũng sẽ đâm chồi mới và nở hoa. Mà bạn đã từng thấy hoa thông chưa, đẹp lắm đó!

(March 06, 2021)

Lâu lắm không viết gì, cuộc sống cứ dễ thương nhẹ nhàng trôi.

FB hay nhắc những kỷ niệm cũ, thời gian ở VN, thời gian ở Saskatoon, thời gian nào cũng đáng nhớ và nhiều thương mến.

Hôm nọ, hai mẹ con nằm chơi với nhau trước khi ngủ, Mây hỏi rất nghiêm túc, what is the point of life, làm mẹ cũng khựng lại một chút trước khi trả lời cho em – một đứa trẻ 9 tuổi bắt đầu băn khoăn suy tư.

Cũng hôm nọ, trong một buổi vấn đáp, Thầy Pháp Hòa cũng trả lời câu hỏi tương tự cho một em trẻ, em ấy hỏi ý nghĩa cuộc đời là gì. Thầy trả lời cho em ấy rất hay, nhưng mình không diễn giải được hay như Thầy trả lời đâu, mà mỗi người đều tự có câu trả lời cho riêng mình.

Với mình, có mặt được trên đời là một nhân duyên lớn, thì nên sống dễ thương với nhau, không chỉ với con người mà còn với cỏ cây muông thú. Mấy tuần trước có cái báo cáo khoa học mới gây bất ngờ là cái cây cũng có cách giao tiếp với nhau.

Khi viết mấy dòng này, trong đầu mình văng vẳng mấy câu:

hòn đá lăn trên đồi

hòn đá rớt xuống cành mai

rụng cánh hoa mai vàng

chim chóc hót tiếng qua đời…

Cuộc sống này không có gì là ngẫu nhiên, mà là duyên.